Tin tức
9 QUY TẮC THIẾT KẾ NHÀ BẾP BẠN PHẢI THUỘC LÒNG
Nếu thường xuyên nấu các món cầu kỳ, tạo khói bạn sẽ phải đầu tư nhiều cho máy móc, thiết bị hút mùi.
Nếu khu nấu nướng không được bố trí hợp lý, bạn sẽ cảm thấy khó chịu và có thể gặp nguy hiểm khi chuẩn bị bữa ăn.
1. Tính tới các món ăn bạn thường nấu
Cách thức nấu nướng sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới việc thiết kế nhà bếp. Nếu thường xuyên nấu các món cầu kỳ, tạo khói, bạn sẽ phải đầu tư cho nhiều máy móc, chỗ để đồ, thiết bị hút mùi. Hãy lên danh sách những thứ bạn cần và quyết định việc mua sắm và bố trí đồ dùng.
2. Nắm rõ mặt bằng
Nếu bếp đã có sẵn hệ thống điện nước, bạn ghi chú lại để bố trí tủ cho phù hợp. Nếu bếp có thể thay đổi vị trí ổ cắm, vòi nước, bạn nên tính toán để tiết kiệm vật tư nhất mà vẫn thuận lợi khi thao tác nấu nướng.
Quy tắc tam giác giúp việc làm bếp thuận tiện hơn.
3. Áp dụng quy tắc tam giác trong bếp
Trong bếp có 3 điểm quan trọng nhất là tủ lạnh, bồn rửa và bếp nấu nên bố trí theo hình tam giác để hạn chế việc đi lại. Ở khu vực chế biến thực phẩm, nếu thuận tay phải, bạn hãy bố trí bồn rửa, bàn chế biến và bếp nấu từ trái sang phải. Nếu thuận tay trái, bạn nên xếp ngược lại.
4. Không gian có thể thay đổi chức năng
Chiếc bàn có thể mở rộng giúp bạn tiếp nhiều khách hơn, sử dụng thay thế cho đảo bếp. Ngược lại, nếu bếp nhỏ bạn có thể sử dụng đảo bếp hoặc quầy bar, bàn ăn.
5. Kích thước của bếp hợp lý
Chiều cao tủ đồ, đảo bếp, khoảng cách giữa chậu rửa và bếp cần tuân theo các quy định chuẩn mực. Tuy nhiên, tùy thuộc vào chiều cao của người thao tác chính trong nhà, bạn có thể điều chỉnh một chút để không phải với tay lên quá cao khi lấy bát đĩa hay bị vướng víu khi hai người cùng nấu bếp.
Gạch ốp trơn bóng giúp việc lau chùi dễ dàng.
6. Đảm bảo an toàn cho bếp
Theo Asia One, những đồ dễ bén lửa như khăn lau bát, rèm cần cách xa bếp, thảm phải chống trơn trượt. Nếu nhà có trẻ con hiếu động, bạn cần sử dụng ngăn kéo có khóa để cất dao kéo, nước tẩy rửa. Lò nướng ở độ cao tối thiểu 91cm để tránh trẻ chạm tay vào bếp hoặc tự ý mở khi lò còn nóng.
7. Sắp xếp chỗ để đồ hợp lý
Bạn cần liệt kê mọi dụng cụ cần sử dụng khi nấu bếp, bố trí chúng ở những ngăn tủ trong tầm với. Các đồ ít dùng có thể cất ở trên cao. Các loại nước sốt, gia vị cần được cho vào một ngăn kéo riêng.
8. Lựa chọn vật liệu dễ lau chùi, bảo quản
Gạch ốp tường nên chọn loại sáng màu, trơn bóng. Mặt bàn bếp nên sử dụng vật liệu cứng, chống nhiệt. Chất liệu thép không gỉ cũng thích hợp với khu bếp.
9. Nên nhìn xa trông rộng
Khu bếp và nhà vệ sinh luôn là nơi cần đầu tư nhiều tiền nhất. Bạn nên chi nhiều tiền để sử dụng các nguyên vật liệu bền vững, thiết bị tiện lợi nhất. Bạn cũng cần đo đạc chính xác để không mua phải những món đồ có kích cỡ sai. Việc thay thế thiết bị trong nhà bếp sẽ rất tốn kém thời gian và tiền bạc.
Theo VnExpress
Các tin khác
30 thiết kế thông tầng cho nhà phố, không quá to rộng nhưng vẫn đủ không gian để trồng cây xanh
Gia chủ thấy ''dễ ở'' hơn hẳn nhờ cải tạo nhà hoàn toàn khác biệt
6 kiểu tham rẻ khi xây - sửa nhà có thể khiến gia chủ gặp rắc rối và tốn thêm tiền
Giá xây nhà trọn gói 2023: Cách tính và những lưu ý khi xây nhà!
09 loại công trình được miễn giấy phép xây dựng từ 2021
Giá thép tiếp tục giảm thêm, cao nhất hơn nửa triệu đồng/tấn
CÁCH TÍNH THUẾ XÂY DỰNG NHÀ Ở RIÊNG LẺ? LỆ PHÍ CẦN NỘP KHI XÂY NHÀ?
Những chi tiết nội thất cần lưu ý để nhà không tích bụi
8 kiểu tham rẻ khi sửa nhà gây tốn tiền
Dưới đây là 8 sai lầm khi sửa nhà bạn không nên mắc phải: