GÓC CHIA SẺ KINH NGHIỆM

BẾP – TRÁI TIM CỦA GIA ĐÌNH

Từ những căn bếp cổ xưa nhất đến những nhà bếp hiện đại của ngày hôm nay, đều mang đến cho con người ít nhất hai đều: sự ấm cúng và miếng ăn ngon. Có thể nói một cách khôn ngoa rằng căn bếp của mỗi nhà là trung tâm, là trái tim của một gia đình. Đối với gia đình nào thì bếp cũng là nơi các thành viên quây quần, tụ họp nhau trong những bữa cơm. Người ta gắn bó, sinh hoạt với nhau khá nhiều trong căn bếp, phòng ăn.

Vị trí đặt bếp trong nhà

Bếp thường có vị trí ở tầng 1, phía sau nhà phù hợp với sự kín đáo riêng tư. Nhưng nhà phố góc phía sau thường kín, bí, đặt bếp ở đó thường làm mùi thức ăn và khí thải lưu cữu, tù đọng, lẩn quẩn bay trong nhà. Bạn có thể “mạnh dạn” đưa bếp lên tầng 2, vừa đi lại thuận tiện từ khu vực phòng ngủ vừa có thông thoáng tốt hơn.

Bố trí dây chuyền làm việc hợp lý

Dây chuyền làm việc hợp lý là tạo được tam giác giữa ba khu vực: bàn soạn, bếp nấu, bồn rửa trong đó khoảng cách không quá xa. Nếu nằm trên một đường thẳng (trên cùng một tủ bếp) thì phải theo thứ tự: bếp nấu, bàn soạn và bồn rửa để tránh nước từ bồn rửa bắn vào khu vực nấu.

Yêu cầu thông thoáng trong bếp

Bếp mở được cửa sổ là điều kiện tốt nhất, nhưng nếu ở vị trí không thể trổ cửa, cần có quạt hút mùi phía trên bếp nấu và quạt thông gió gắn tường để tạo thành luồng đối lưu, liên tục đưa không khí mới vào phòng.

Sắp xếp đồ đạc trong bếp

Bếp thường có nhiều đồ vật nhỏ, có cán treo như nồi niêu, xoong chảo, cốc tách cần làm các giá có móc treo cho những đồ vật này. Có thể làm móc phía dưới các đợt ngăn. Để những vật dụng lớn phía trên và móc treo vật dụng nhỏ phía dưới. Lưu ý tủ tường phía trên nhỏ (khoảng 30-45cm tính từ tường ra) để tránh đụng đầu.

Tính toán kỹ khi đóng tủ bếp

Kích thước, độ cao của tủ bếp được tính toán theo chiều cao và nhu cầu, thói quen của người sử dụng bếp. Tận dụng triệt để các độ cao để làm không gian chứa các đồ vật nhỏ. Có thể là các giá bằng kim loại, các ngăn to nhỏ theo kích cỡ đồ vật, tạo nên một trật tự ngăn nắp dễ dàng lấy đồ vật không mất thời gian tìm kiếm.

KIENTRUCMOI.VN

Các dự án khác

GIẢI PHÁP CHỐNG THẤM CHO MẶT NGOÀI NHÀ

GIẢI PHÁP CHỐNG THẤM CHO MẶT NGOÀI NHÀ

Nhà bạn vừa xây xong, nhưng niềm vui nhà mới chưa được bao lâu, sau một cơn mưa rào bạn thấy xuất hiện những vệt nước trên tường. Vệt nước đó ngấm loang lổ rồi làm bong tróc lớp sơn vừa mới quét.
GIẾNG TRỜI TRONG NGÔI NHÀ ỐNG

GIẾNG TRỜI TRONG NGÔI NHÀ ỐNG

Giếng trời là lá phổi của căn nhà ống, diện tích dành cho giếng trời thường kết hợp với khu cầu thang hoặc phần sau của căn nhà ống, để tạo luồng khí đối lưu tốt nhất.